Trước đó, ngày 16/2, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân P. trong tình trạng đau ngực, ho ra máu. Các bác sĩ cho ông P. làm một số xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi kèm dị vật nằm sâu trong phổi.
Nhận thấy tình trạng nguy hiểm, Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp với Khoa Nội tiến hành nội soi khí phế quản, gắp dị vật kích thước 1x2cm, có răng cưa, kèm theo nhiều mủ đặc. Quá trình làm thủ thuật diễn ra an toàn. Bệnh nhân dễ chịu hơn và sức khỏe đang dần ổn định.
Ông P. cho biết, cách đây 7 năm, ông ăn canh cá ngừ thì bị sặc và cảm giác có dị vật xâm nhập vào cổ họng. Mặc dù đã đi khám nhiều cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh nhưng vẫn không tìm thấy dị vật.
Theo bác sĩ Trần Thế Vinh (Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp), dị vật được gắp ra tuy nhỏ nhưng đi vào rất sâu bên trong. Dù không gây ngạt thở nhưng lại dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong phổi khiến bệnh nhân đau ngực, ho, sốt, ho ra máu kéo dài.
Theo Cục Quản lý Dược, giai đoạn 2016-2020 đã chứng kiến nhiều đổi mới trong hệ thống quản lý Dược với việc ban hành Luật Dược sửa đổi năm 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan. Trước yêu cầu đặt ra, cuốn tài liệu Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc được ra đời nhằm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định hiện hành và nâng cao kỹ năng thực hành của người bán lẻ thuốc.
Cục trưởng Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường nhìn nhận, hệ thống cơ sở bán lẻ thuốc trong cộng đồng là một trong những nơi đầu tiên người dân dễ dàng tiếp cận khi có vấn đề về sức khỏe.
Do đó, các cơ sở bán lẻ thuốc trong cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
![]() |
Lần đầu tiên, tất cả người bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ trên cả nước được tiếp cận với cuốn sổ tay chi tiết về lĩnh vực hành nghề của mình |
Chiến lược phát triển ngành Dược của Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế đã chỉ ra xu hướng của hoạt động thực hành dược là hướng tới việc sử dụng thuốc trên người bệnh an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế, trong đó thực hành dược trong cộng đồng đóng một vai trò quan trọng.
Xu hướng mới của hoạt động chăm sóc dược là hỗ trợ, thúc đẩy người bệnh trong cộng đồng tuân thủ điều trị và giảm thiểu các sai sót trong điều trị nhằm hướng tới việc sử dụng thuốc trên người bệnh được an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
Để đảm bảo cải thiện và nâng cao việc sử dụng thuốc có trách nhiệm cho người bệnh cần có sự tham gia tích cực của dược sĩ cộng đồng – những người sẽ tham gia vào các chương trình y tế có liên quan tới thuốc như chương trình phòng chống lao, HIV, các chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm..
Vì vậy đây sẽ là tài liệu hữu ích đối với người bán lẻ thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc để nâng cao chất lượng dịch vụ dược và triển khai các hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc một cách hiệu quả, thống nhất, hướng tới đảm bảo cung ứng, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người dân.
Cuốn sổ tay hướng dẫn rất chi tiết về cách giao tiếp, cách hỏi, cách tư vấn cho người dân khi đến mua thuốc, ngay kể những nhóm khách hàng cá biệt.
Đặc biệt, sổ tay hướng dẫn tư vấn cụ thể đối với một số bệnh thường gặp tại cộng đồng như ho, sốt, cảm lạnh, táo bón… trong đó ghi chi tiết các triệu chứng, nguyên nhân, đánh giá tình trạng bệnh và ghi chi tiết chỉ định, chống chỉ định với từng loại thuốc.
Trong tài liệu này, người bán thuốc cũng được giới thiệu về quyền lợi, nghĩa vụ của mình như được đào tạo, cập nhật kiến thức, pháp luật về dược, được từ chối thực hiện hoạt động chuyên môn trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp, phải thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hành nghề dược của người hành nghề dược khác và phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã thông báo…
Về hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, cần thực hiện theo quy định dược hiện hành, các tiêu chuẩn được ban hành theo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trong đó, cơ sở bán lẻ thuốc phải bảo đảm luôn đáp ứng tiêu chuẩn GPP trong suốt quá trình hoạt động, thực hiện các hoạt động bán lẻ thuốc theo đúng phạm vi được cấp phép, nghiêm cấm kinh doanh các hạng mục trong Điều 6 của Luật Dược 2016.
Sổ tay cũng cung cấp chi tiết các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán dược, tương ứng với các mức xử phạt tương ứng dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Dược 2016, Nghị định 117/2020/NĐ-CP…
Minh Thư
" alt=""/>Lần đầu người bán thuốc có sổ tay hướng dẫnNghiên cứu của Giáo sư Lê Thế Trung cho thấy lá xạ đen không chứa độc nhưng bạn nên dùng liều lượng vừa phải khoảng 50 g lá khô hoặc 100 g thân cây để sắc uống. Sau Tết, nhiều người gặp vấn đề các bệnh tiêu hóa hay men gan tăng có thể dùng 100gram xạ đen nấu với 1,8 lít nước đun sôi khoảng 20-30 phút rồi uống như nước trà.
Theo một số nghiên cứu, cây xạ đen có tác dụng ức chế ung thư nhưng chỉ trên nghiên cứu lý thuyết. Tác dụng thực sự còn tùy vào cơ thể, các loại bệnh ung thư. Vì tế bào ung thư có thể nhân lên nhanh chóng, tế bào đã bị hỏng nên việc xạ đen tác dụng vào màng tế bào hay nhân tế bào cần có thêm nghiên cứu. Còn đối với các khối u lành tính bạn có thể sử dụng lá xạ đen.
Lưu ý, xạ đen là cây thuốc nên một số trường hợp cần thận trọng khi dùng như phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi. Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây xạ đen vì có khả năng hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp huyết áp thấp vẫn sử dụng xạ đen, bạn nên cho thêm 3 đến 5 lát gừng mỏng khi uống.
Xạ đen cũng chống chỉ định với những người mắc suy thận, chức năng thận kém. Cây thuốc tốt nhưng có thể khiến chức năng thận kém đi vì phải lọc thêm tạp chất. Đặc biệt, không uống xạ đen sau khi uống bia rượu.